Quyết định đổi tiền khiến Ấn Độ rơi vào "cơn bão" náo loạn

Các cửa hàng tại Ấn Độ không còn nhận tờ 500 và 1.000 rupee cũ
Quyết định bất ngờ của Thủ tướng Ấn Độ Modi về việc hủy bỏ lưu hành các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee - chiếm hơn 80% lượng tiền lưu hành của nước này - đang đẩy nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Á vào tình trạng hỗn loạn.
Để trấn áp tham nhũng và buộc lộ diện các khoản tiền trốn thuế đang được che giấu trong “nền kinh tế đen” của Ấn Độ, Thủ tướng Modi hôm 8-11 đột ngột tuyên bố hủy bỏ lưu hành hai tờ tiền có mệnh giá lớn nhất và phổ biến nhất là 500 và 1.000 rupee (khoảng 7,3-14,7 đô la Mỹ). Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cho phép người dân có thể đổi tối đa 4.000 rupee mỗi ngày; được rút từ ngân hàng và máy ATM không quá 10.000 rupee mỗi ngày và không quá 20.000 rupee mỗi tuần. Mỗi người dân có thể được đổi tổng cộng 250.000 rupee (tương đương khoảng 3.700 đô la Mỹ) từ đồng 500 và 1.000 rupee sang các tờ tiền có mệnh giá nhỏ hơn mà không phải nộp thuế.

Xem thêm thông tin về Bitcoin là gì?
Doanh nghiệp điêu đứng
 Các tài xế xe tải nghỉ việc bởi thiếu tiền mặt cho các nhu cầu thiết yếu
Quyết định đột ngột của Chính phủ Ấn Độ nói trên không chỉ khiến nhiều người có thu nhập thấp, tiểu thương và dân thường vốn phụ thuộc vào nền kinh tế tiền mặt bị ảnh hưởng nặng nề, mà cả các doanh nghiệp cũng khốn đốn. Nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Á có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do thiếu tiền mặt.
Cũng như hàng triệu người Ấn Độ quá chán ngán với tệ nạn tham nhũng, ông Vimal Somani lúc đầu ủng hộ “động thái sốc” nói trên của Thủ tướng Narendra Modi. Hai tuần sau, doanh nghiệp của ông Somali mới “thấm” những tác động của cuộc khủng hoảng đổi tiền đang làm chao đảo cả đất nước.
Vài ngày kể từ khi mệnh lệnh của Thủ tướng được ban hành, doanh số tại hãng sản xuất nhôm lá Rockdude Impex do ông Somani làm chủ đã giảm một phần tư. Sự thiếu hụt tiền mặt khiến chuỗi cung ứng của ông bị phá vỡ. Xe tải không có tiền mua xăng để chạy, công nhân bốc xếp hàng hóa không làm việc vì không được lãnh lương, các nhà phân phối cũng không thể trả tiền mua hàng.
Chi tiêu tiêu dùng chiếm tới 56% trong nền kinh tế trị giá 2.000 tỉ đô la của Ấn Độ. Nhưng lượng tiền mệnh giá nhỏ có sẵn và đang lưu thông lại không đáp ứng được nhu cầu đổi tiền của người dân. Cuộc chiến để có được đồng tiền mới đã “trói chân trói tay” người tiêu dùng ở nước này.
Chính phủ Ấn Độ thừa nhận rằng sự hỗn loạn sẽ kéo dài nhiều tuần do những chậm trễ trong việc in ấn đồng tiền mới và những trục trặc kỹ thuật đối với máy rút tiền tự động (ATM) do toàn bộ máy ATM phải cài đặt lại chương trình cho phù hợp mệnh giá. Chính phủ của Thủ tướng Modi cho biết họ không thể chuẩn bị trước việc in tiền cũng như sửa máy ATM vì sợ lộ thông tin. Ông Modi kêu gọi người dân kiên nhẫn, chấp nhận tình trạng thiếu tiền mặt cho tới ngày 30-12 năm nay.
“Toàn bộ chuỗi cung ứng của tôi đã bị phá vỡ” - ông Somani, chủ sử dụng 150 lao động trên khắp Ấn Độ than thở với hãng tin Anh Reuters. Doanh thu bị đóng băng, trong khi chi phí cố định, gồm cả tiền lương, vẫn phải trả. “Chúng tôi đang cắt giảm sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài hai tháng nữa, chúng tôi sẽ điêu đứng”, ông nói.

Xem thông tin giá của Bitcoin hiện nay như thế nào tại: https://goo.gl/frScKm
Tiền đen
cảnh xếp hàng đợi đổi tiền
Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng tiền mặt dự kiến sẽ kéo tụt tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm nay 4,1 điểm phần trăm, từ mức 7,6% năm ngoái. Công ty môi giới Ambit Capital cho biết họ không loại trừ khả năng GDP sẽ sụt giảm mạnh trong quí 4.
Trong tuần đầu tiên từ khi đổi tiền, từ lái xe taxi, những người bán hàng rong trên phố, cho tới các công ty hàng tiêu dùng lớn, đều chứng kiến thu nhập của họ giảm mạnh tới 80%.
Ông Ranveer Singh, chủ một cửa hàng rau quả ở New Delhi, cho biết hai ngày kể từ sau tuyên bố đổi tiền, ông phải bán chịu cho khách hàng vì họ không có tiền mặt. Giờ đây cửa hàng của ông phải ngừng hoạt động. “Tôi không có tiền để nhập hàng”, ông Singh nói. Trước đó mỗi ngày ông kiếm được khoảng 15 đô la. “Nếu tình hình vẫn thế này trong hai tuần nữa, gia đình tôi sẽ không có gì mà ăn”, ông tâm sự với Reuters.
Ngay cả đối với các công ty quy mô lớn hơn, việc trả lương cho người lao động cũng là một thách thức lớn. Chandubhai Kothia, người đứng đầu Công ty Hóa chất Shree Ganesh Chemicals ở Gujarat, với doanh thu hàng năm trên 1 tỉ rupee, cho biết hạn mức rút tiền mặt mà doanh nghiệp ông được phép là 50.000 rupee mỗi tuần. Con số này, theo ông Chandubhai là không đủ. “Việc trả lương cho người lao động và chi phí vận tải là cả vấn đề”, ông nói.
Tại các khu vực nông thôn, nơi mà việc sử dụng tiền mặt chiếm ưu thế hoàn toàn, tình hình còn tồi tệ hơn. Ở các bang trồng lúa mì, việc bán hạt giống và phân bón đã giảm mạnh đúng vào mùa gieo hạt, bởi người nông dân không có tiền mặt.
Theo The New York Times, khoảng một phần ba tổng số các doanh nghiệp ở Ấn Độ sử dụng “tiền đen” (được hiểu là những khoản tiền có được do tham nhũng hoặc không kê khai thuế rõ ràng). Trong một đất nước mà sự giám sát của chính phủ yếu kém, người ta thường giao dịch kinh doanh bằng tiền mặt để tránh thuế.
Trong ngành bất động sản chẳng hạn, tiền mặt đã trở nên ăn sâu bám rễ. Phần chứng từ bán nhà nộp cho chính phủ thường chỉ phản ánh giá bán thanh toán bằng séc. Người bán sẽ nhận thêm tiền mặt ở ngoài, có thể chiếm đến 60% của thỏa thuận. Ông Ramanan Laxminarayan, một học giả cao cấp của Đại học Princeton kể với The New York Times câu chuyện thật của bản thân: ông muốn mua một căn hộ ở khu vực New Delhi, và được đề nghị phải trả 60% giá căn hộ, khoảng 420.000 đô la, bằng tiền mặt, ngoài hợp đồng. “Điều này có hợp pháp không?”, ông hỏi. “Tất nhiên là không”, người môi giới trả lời thẳng thừng. Cuối cùng, vị học giả đã phải từ chối mua nhà.

Người giàu cũng khóc
Trong cảnh hỗn loạn hiện nay, có một số người giàu đang nỗ lực tìm đủ mọi cách để “rửa” số tiền mà họ tích lũy được nhằm tránh thiệt hại về tài chính.
Tác giả Namita Devidayal, trong bài bình luận trên tờ Times of India tuần trước, đã mô tả cố gắng cứu vãn tài sản của những phụ nữ giàu có Ấn Độ. Một số bà trả trước cả năm lương cho người giúp việc, bằng tiền cũ.
Những người khác chi trước tiền làm tóc cho cả năm hay ép các giáo viên tư nhân, thầy dạy yoga, gia sư cho trẻ em, phải nhận trước nhiều tháng lương.
Bà Tina Tahiliani Parikh, Giám đốc điều hành cửa hàng thời trang cao cấp Ensemble, kể với The New York Times, có nhiều khách hàng xách theo từng va li tiền mặt, tới năn nỉ xin mua hàng với hóa đơn ghi sớm lên trước ngày đổi tiền, nhưng các nhân viên của bà đã từ chối.
Một số người khác, do lo ngại bị điều tra thuế, đã nhét tiền vào túi rồi vứt ra sọt rác. Saumya Roy, giám đốc điều hành của Quỹ phi lợi nhuận Vandana Foundation, ghi nhận nhiều người bới rác ở Mumbai đã tìm thấy những chiếc gối và bao tải được nhồi đầy tờ 500 và 1000 rupee. Các đồng mệnh giá này cũng được phát hiện trôi nổi trên sông Hằng.
The New York Times dẫn trường hợp người đàn ông “kém may mắn” khi vừa mới nhận được 3,5 triệu rupee, tương đương khoảng 51.000 đô la Mỹ trong một vụ bán bất động sản và chưa kịp đầu tư tiền vào đâu. Ông này tiết lộ đã thuê 14 người có thu nhập thấp mang tiền đi đổi để tránh thuế.
Chính quyền của Thủ tướng Modi cho biết sẽ nâng cao cảnh giác để ngăn chặn tình trạng trên. Thủ tướng Modi cam kết tình hình sẽ trở lại bình thường vào cuối năm nay, tuy nhiên ông Saumitra Chaudhuri, cựu cố vấn kinh tế cho chính phủ, ước tính sẽ phải mất ít nhất sáu tháng mới có thể thay thế hết số tiền bị hủy bỏ lưu hành.
Các nhà phân tích cho rằng, tại một đất nước quá phụ thuộc vào tiền mặt như Ấn Độ, nếu muốn xử lý nghiêm túc vấn đề này thì bất ổn kinh tế là không thể tránh khỏi. “Trong một nền kinh tế thị trường mới nổi như Ấn Độ, nơi mà tham nhũng đã bắt rễ sâu và lâu dài, không có cách nào để thực hiện cải cách mà không có sự gián đoạn đáng kể trong ngắn hạn”, Eswar S. Prasad, một giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell được The New York Times trích dẫn, nói.

Sàn giao dich mua bán BItcoin tại TPHCM
                                                                                                [thesaigontimes - 26/11/2016]
                                                               

Bài liên quan

Bài mới
« Bài cũ
Bài cũ
Bài tiếp »