THÔNG TIN GIAO DỊCH BITCOIN
Exchange có vẻ như là một điểm yếu nổi bật của Bitcoin. Gần đây nhất vào ngày 3/8, The Guardian cho biết 120.000 Bitcoin trị giá 78 triệu đô la đã bị đánh cắp khỏi Bitfinex, một sàn giao dịch tại Hong Kong.
Trở lại thời điểm năm 2014, Mt.Gox, một sàn giao dịch Bitcoin tại Tokyo nắm giữ 70% lượng giao dịch Bitcoin bị phá sản. Lý do cho sự đóng cửa này là yếu kém trong việc quản lý, thờ ơ và “kinh nghiệm còn non nớt”. Sự biến mất của sàn này khiến cho 460 triệu đô la bay hơi vào không khí.
Bitcoin đã được nâng cao sức mạnh nhưng…
Ý tưởng của Bitcoin là cho phép bất cứ ai sử dụng công nghệ cơ bản như chiếc điện thoại di động có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng với đầy đủ các tính năng. Tuy nhiên, không giống như một ngân hàng truyền thống, nó có một số khác biệt.
Với Bitcoin, bạn có trách nhiệm với tiền của bạn. Bạn phải giữ cho nó thật sự an toàn, và bạn cần chắc chắn không có sai lầm trong việc chuyển tiền từ A sang B, bởi vì nó sẽ đi mà không trở lại.
Tính bất biến này được coi là sức mạnh, nhưng có lẽ cũng là gót chân Achilles của hệ thống mua bán Bitcoin.
Ví dụ như khi bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng và bạn là nạn nhân của kẻ lừa đảo, bạn có thể “đảo ngược giao dịch” và làm cho giao dịch “xấu” này biến mất. Nó sẽ phức tạp hơn khi bạn sử dụng hệ thống như Bitcoin.
LÝ DO BITCOIN NÊN CÓ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
Trước khi Bitfinex thất bại, vụ hack được bàn luận nhiều nhất có lẽ là vụ trộm 50 triệu đô la của những người sở hữu DAO. Khi đó cộng đồng Ethereum đã quyết định thực hiện hard-fork để đảo ngược thiệt hại.
Thật không may, nó đã chia tách loại tiền tệ này, và chúng ta có 2 loại Ethereum, Ethereum chính quy và đồng tiền mới-nhưng cũ gọi là Ethereum Classic.
Liệu việc phân nhánh để đảo ngược nhằm né tránh những gì đang diễn ra có phải là một hình thức bảo vệ khách hàng như việc bảo hiểm tiền gửi ?
Hiện tại hệ thống tiền mặt của ngân hàng chắc chắn có lợi thế trong các hình thức bảo lãnh tiền gửi. Tại Hoa Kỳ, một loại bảo hiểm được đưa ra bởi Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC). Ở Anh, loại bảo hiểm này có sẵn tại Tổ chức Bồi thường Dịch vụ Tài chính (FSCS) và nhiều nước khác cũng tương tự.
CHÍNH SÁCH BẢO HIỂU CHO BITCOIN
Trong thế giới Bitcoin không có loại bảo hiểm đó từ cơ quan chính phủ. Coinbase không cung cấp bảo hiểm cho người dùng. Bảo hiểm của Coinbase chỉ chống lại hành vi trộm cắp và “thoả hiệp điện tử”. Họ rất minh bạch khi nói rằng “chính sách bảo hiểm này không bao gồm thiệt hại do mất mát của một người dùng cụ thể, chẳng hạn như việc mất mát xảy ra do sự thoả hiệp các thông tin đăng nhập của khách hàng.”
Kinh nghiệm từ những vụ hack, ăn trộm và sự yếu kém trong việc quản lý tại các sàn giao dịch Bitcoin có thể xem như một “đường cong học tập”, mặc dù nó khá đắt. Sáng kiến cho việc đảm bảo tiền gửi có thể được đưa ra bởi cộng đồng Bitcoin. Bảo hiểm tiền gửi như sản phẩm, có thể được cung cấp bởi công ty tư nhân.
Nhược điểm của exchange là một vấn đề để mở rộng thảo luận, với bất cứ ai có tiền mã hoá như một lẽ thường tình. Tốt nhất là không nên để tiền ở trên ví tại các sàn giao dịch nếu không cần thiết. Hãy ghi nhớ cho tới khi có bảo hiểm tiền gửi trong thế giới tiền mã hoá, bạn có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho tiền của bạn.