Máy tính toàn cầu này cho phép các ứng dụng, được gọi là Ứng dụng phân tán hoặc DApps, thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh (smart contracts)- javascript đơn giản như code - để chạy đúng như đã được lập trình, không cần sự cho phép, không cần trung gian, ổn định, không có thời gian chết, không cần kiểm duyệt, bị gian lận hoặc chịu can thiệp của bên thứ ba.
Điều này đảm bảo các hoạt động của ETH - đồng tiền kĩ thuật số của ethereum, cho phép nó mở ra nhiều cơ hội, trong đó có việc thanh toán giữa các máy móc, thương mại online, các tổ chức phân cấp tự động cũng như các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới
Nền tảng này đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều thương hiệu lớn và đang định vị cho cái mà một số người gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Những lý do này sẽ được giải thích rõ ràng trong bài viết này. Một vài điểm trong số chúng sẽ mang tính chuyên môn cao và các chuyên gia có thể dùng để tham khảo, và một số có thể vô cùng đơn giản để các bạn có thể dễ dàng hình dung.
Để trợ giúp bạn trong việc tìm kiếm các phần tiềm năng mà bạn có thể bỏ qua, trước tiên chúng tôi sẽ giới thiệu về tiền điện tử phân quyền, giải thích về đồng thuận vaaf phân chia chuỗi của Nakamoto. Bạn cũng có thể tìm thấy những phần thú vị giải thích về các mặt cụ thể của tiền điện tử, codable money, và các mảng liên quan đến nó.
Theo sau đó là giải thích về các tiềm năng cũng như nhu cầu của ethereum trong việc đem đến một tương lai mà ở đó máy móc có thể thực hiện các thao tác như lưu trữ giá trị, chuyển khoản, và nhận giá trị.
ETH - Đồng tiền số phân quyền
ETH là một loại tiền tệ phân quyền mới được hỗ trợ bởi thị trường tự do. Không giống các đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành (chẳng hạn như đô la hoặc bảng Anh), hoặc một công ty tư nhân trung tâm (không tồn tại), ethereum được phát hành thông qua mã nguồn mở được thực hiện theo cách phân quyền trên hàng ngàn nodes. Mã đó sẽ xác định nodes nào có được eth dựa trên một số các tính toán được gọi là giải pháp proof of work (POW) code nhằm mục đích chứng minh lượng công việc được thực hiện bởi các phần cứng hay GPUs, điều này được giải thích dễ hiểu hơn bằng công việc của các “miner” (thợ đào) đào coin thông qua các code, và chờ đợi để đổi lấy phần thưởng của họ.
Độ hashrate càng cao (của hardware) trên tổng số node của network, thì họ càng đổi được nhiều phần thưởng, với giá trị hiện tại là khoản 60 USD và nó được tự động trao cho duy nhất một miner trong vòng xấp xỉ 17 giây.
Hiện tại, người ta xây dựng các cơ sở khai thác mỏ (các máy đào) khổng lồ xếp chồng lên nhau với phần cứng chỉ thực hiện chức năng "đào coin". Chẳng bao lâu nữa, điều đó sẽ thay đổi. Tất cả những gì người ta cần sẽ chỉ là một node (dưới dạng một chương trình phần mềm có thể tải về) và một lượng eth bị khóa lại để có thể giữ được an toàn cho tổng sản lượng khoản 85 triệu eth, với giá trị hiện tại vào khoản $1.1 tỉ USD.
Hiện tại, việc "khai thác mỏ" đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và có một số rủi ro cố hữu, do đó mọi người hầu hết đều có xu hướng mua trực tiếp eth trên các sàn giao dịch như Coinbase. Một khi đã được mua, đồng tiền này có thể được gửi cho bất cứ ai thông qua mạng lưới phân cấp của ethereum sử dụng công nghệ blockchain – ví dụ như Alice trả tiền cho bạn sau đó bạn trả cho Bob, và Bob lại trả cho Carl …, cho đến khi nó đến tay một người tạo ra eth bằng quá trình “đào coin”.
Mặc dù sổ cái blockchain được công khai, nhưng nó lại không chưa một cái tên nào. Thay vào đó,nó chứa một mã được gọi là địa chỉ, địa chỉ này được tạo ra bằng các chữ cái và số một cách ngẫu nhiên. Nếu người sở hữu địa chỉ này được tiết lộ, nó có thể cho thấy được ai đang trả tiền cho ai, nhưng mạng lưới này không được thực hiện theo cách đó, các địa chỉ đều được giữ bí mật. Mặt khác, nếu một người có được địa chỉ giao dịch eth của bạn, họ có thể thấy bạn đã thực hiện những giao dịch gì, nếu không, đó chỉ được xem là các địa chỉ ngẫu nhiên thực hiện các giao dịch.
Đồng thuận Nakamoto
Điểm cuối cùng liên quan đến khía cạnh tiền tệ là tính phân cấp của nó, điều mà trước đây được cho là không thể thực hiện được do lo ngại về vấn đề chi trả hai lần nếu một người nào đó có được code của bạn. Tám năm trước, Nakamoto đã chứng minh rằng một loại tiền tệ có thể được phân quyền bằng cách đảm bảo rằng mã này không thể được sao chép thông qua việc sử dụng mật mã học. Có ba yếu tố chính tạo nên điều này, đó là một mã khóa cá nhân (private key), đi kèm là một mã public (hay là một địa chỉ) tương ứng, một POW để chứng minh giao dịch hợp pháp và quan trọng nhất là cái mà chúng ta gọi là sự đồng thuận Nakamoto.
Sự đồng thuận Nakamoto là một giải pháp cho một vấn đề trong khoa học máy tính được minh hoạ bởi câu chuyện về hai vị tướng Byzantine. Nakamoto mô tả giải pháp này như sau:
"Họ sử dụng một chuỗi POW để giải quyết vấn đề. Một khi các tướng nhận được bất cứ thời gian tấn công nào mà ông ta nghe được đầu tiên, ông ta sẽ đặt máy tính của mình để giải quyết một POW cực kì khó khăn, trong thiết lập sẽ bao gồm thời gian tấn công cho hash của nó. POW này rất khó khăn, do đó nó được dự kiến sẽ mất 10 phút [~ 17 giây cho eth] cho tất cả cùng làm việc cho đến khi một trong số chúng tìm được giải pháp. Khi một trong số các tướng tìm thấy một POW ông ta sẽ truyền nó lên mạng, và mọi người sẽ thay đổi các tính toán POW của mình để nó hoạt động trên hash của họ. Nếu bất kì ai đang hoạt động trên một thời gian tấn công khác, họ sẽ chuyển qua loại này, bởi vì chuỗi POW hiện tại đã dài hơn. "
Trên đây là mô tả cách mà mã tự hoạt động, và điều này được quyết định 51% bởi thợ đào. Nhưng nó chỉ đơn thuần là giải pháp để tránh việc chi trả hai lần hoặc các hành vi gian lận khác. Nó không hỗ trợ trong các trường hợp đòi hỏi các nâng cấp về mạng lưới cũng như thay đổi các quy tắc.
Trong trường hợp đó, mọi người thường đồng ý vì nó sẽ đem lại các lợi ích rõ ràng- ví dụ như nó cho phép bạn tải một node nhanh hơn mà không có thời gian chết, nhưng đôi khi, cũng sẽ xảy ra các tranh luận về việc nên hay không nên nâng cấp, và liệu nó có ngăn chặn được việc trộm cắp hay không. Trong trường hợp này, đồng thuận Nakamoto không áp dụng được, vì nó đơn thuần được tạo ra để tránh việc chi trả gấp đôi.
Tìm hiểu thêm:
Ethereum: mùa đông đang tới
Phần 2: Ethereum là gì?
Alice - tiendientu.org
Tìm hiểu thêm:
Ethereum: mùa đông đang tới
Phần 2: Ethereum là gì?
Alice - tiendientu.org
cryptocoinsnews - 6.2.2017
Video tham khảo