Blockchain – Cỗ máy của sự tin tưởng

Ngày 31 tháng 10 năm 2015 | Từ ấn bản in

Bitcoin có một danh tiếng xấu. Các đồng tiền mã hoá phi tập trung được hỗ trợ bởi một mạng máy tính khổng lồ, có nhiều tai tiếng trên báo chí về những biến động mạnh về giá trị của nó, sự cuồng tín của những người ủng hộ, và việc sử dụng nó cho những mục đích xấu, chẳng hạn như tống tiền, mua thuốc phiện và thuê kẻ thủ tiêu trong các chợ trực tuyến của “deep web”.

Điều này là không công bằng. Giá trị của một Bitcoin đã khá ổn định, khoảng $250, trong hầu hết năm nay. Trong giới quản lý và các tổ chức tài chính, sự hoài nghi đang dần nhường chỗ cho sự nhiệt tình (Liên minh châu Âu mới đây đã công nhận nó như là một loại tiền tệ). Nhưng sự bất công nhất trong tất cả là hình ảnh mờ ám của Bitcoin đã khiến cho người ta bỏ qua tiềm năng phi thường của “blockchain” (khối chuỗi) – công nghệ nền tảng của nó. Sự đổi mới này mang một ý nghĩa vượt xa ý nghĩa của tiền mã hoá. Các blockchain cho phép những người không có niềm tin trong việc cộng tác với nhau có thể làm việc với nhau mà không cần phải thông qua một cơ quan trung ương trung tính hoà giải. Đơn giản là: nó là một bộ máy để tạo ra sự tin tưởng.

Cách Blockchain hoạt động

Để hiểu được sức mạnh của hệ thống blockchain và những điều nó có thể làm, bạn phải phân biệt được rõ ràng giữa ba điều dễ bị nhầm lẫn sau: đồng tiền Bitcoin, công nghệ blockchain của Bitcoin, và ý tưởng về blockchain nói chung. Một so sánh hữu ích là với Napster, dịch vụ chia sẻ file bất hợp pháp ngang hàng (peer-to-peer) tiên phong từ năm 1999, cung cấp truy cập miễn phí tới hàng triệu bài hát. Napster đã nhanh chóng bị đóng cửa, nhưng nó truyền cảm hứng cho một loạt các các dịch vụ ngang hàng khác. Nhiều trong số này cũng đã được sử dụng chia sẻ nhạc và phim vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, bất chấp nguồn gốc mờ ám của nó, công nghệ peer-to-peer đã tìm thấy cách sử dụng hợp pháp, làm nền tảng công nghệ cho các công ty khởi nghiệp Internet như Skype (cho điện thoại) và Spotify (cho âm nhạc) – và, như nó đã xảy ra: Bitcoin.

Blockchain thậm chí còn là một công nghệ tiên tiến hơn. Về bản chất nó là một sổ cái được chia sẻ, tin cậy mà tất cả mọi người đều có thể kiểm tra, nhưng không có một ai duy nhất có quyền điều khiển. Những người tham gia hệ thống blockchain cùng giữ và cập nhật cuốn sổ cái chung đó: Nó chỉ có thể được sửa đổi theo quy định nghiêm ngặt và theo thoả thuận chung của tất cả người tham gia. Sổ cái blockchain của Bitcoin ngăn chặn được double-spending (gian lận chi tiêu) và liên tục ghi lại các giao dịch. Đó là những thứ có thể làm cho một đồng tiền hoạt động mà không cần một ngân hàng trung ương.

Blockchain cũng là ví dụ mới nhất về ứng dụng bất ngờ từ ngành mật mã học. Xáo trộn toán học được sử dụng để chuyển đổi từ một mảnh thông tin sang một đoạn mã, được biết tới là hàm băm (hash). Bất kỳ nỗ lực gian lận nào để thay đổi bất kỳ phần nào của blockchain sẽ bị phát hiện ngay lập tức – vì hash mới sẽ không phù hợp với thông tin cũ trên blockchain. Bằng cách này, ngành khoa học bảo mật thông tin (cần thiết cho việc mã hóa thông tin và mua sắm trực tuyến, ngân hàng) lại đã trở thành một công cụ để có giao dịch mở.

Bitcoin có thể sẽ hoặc không trở thành một thứ gì lớn ngoài sự tò mò. Tuy nhiên công nghệ blockchain có một loạt các ứng dụng khác vì nó đáp ứng nhu cầu cho việc lưu trữ tin cậy, một thứ rất quan trọng cho mọi loại giao dịch. Hàng chục startup hiện tại đang hy vọng tận dụng được công nghệ blockchain qua các ứng dụng thông minh với Bitcoin blockchain hoặc bằng cách tạo ra blockchain mới của riêng mình (xem bài viết).

Một ý tưởng ví dụ là việc cho phép đăng ký cơ sở dữ liệu công khai về đất đai một cách rẻ hơn (Honduras và Hy Lạp đang quan tâm); hoặc sổ đăng ký quyền sở hữu hàng hóa xa xỉ hay tác phẩm nghệ thuật. Tài liệu có thể được công chứng bằng cách nhúng các thông tin về giao dịch vào trong blockchain, và sau đó bạn sẽ không còn cần một công chứng viên để xác nhận giao dịch đã xảy ra. Các công ty dịch vụ tài chính đang dự tính sử dụng blockchain để ghi lại thông tin về mỗi người sở hữu những gì, thay cho một loạt các sổ sách nội bộ. Một sổ cái đáng tin cậy loại bỏ sự cần thiết cho việc hòa giải từng giao dịch với đối tác, giúp giao dịch trở nên nhanh chóng và giảm thiểu sai sót. Ngân hàng Santander tính toán rằng nó có thể tiết kiệm chi phí của nó lên tới $20 tỷ USD mỗi năm vào năm 2022. Đã có 25 ngân hàng tham gia một khởi nghiệp blockchain tên là R3 CEV, để phát triển các tiêu chuẩn blockchain chung, và NASDAQ đã bắt đầu sử dụng công nghệ này để ghi lại giao dịch chứng khoán của các công ty tư nhân.

Các blockchain mới không cần phải hoạt động giống hệt như blockchain của Bitcoin. Một số có thể tinh chỉnh mô hình của mình bằng một số cách khác như: tìm kiếm giải pháp “đào mỏ” khác mà tiết kiệm điện hơn – việc mà trả Bitcoin mới được đào lên cho những thợ đào để họ cung cấp sức mạnh máy tính cho việc duy trì cuốn sổ cái. Một nhóm người cùng tham gia trong một ngành công nghiệp, do đó có thể đồng ý tham gia vào một blockchain tư, mà cần ít bảo mật hơn. Các blockchain cũng có thể lập trình được các quy tắc kinh doanh, chẳng hạn như các giao dịch chỉ diễn ra khi hai bên hoặc nhiều hơn cùng đồng ý, hoặc khi một giao dịch khác đã được hoàn thành. Như với Napster và công nghệ peer-to-peer, một ý tưởng thông minh đang được sửa đổi và cải thiện. Trong quá trình này, việc loại bỏ đi các tiếng xấu diễn ra rất nhanh chóng.

Chuỗi mới trên khối hệ thống

Sự phát triển của công nghệ blockchain gây bất lợi cho bất cứ ai hoạt động trong ngành công nghiệp “kinh doanh sự tin tưởng” – các tổ chức tập trung và quan liêu, chẳng hạn như ngân hàng, nhà thanh toán và một số cơ quan chính phủ mà được coi là đủ tin cậy để xử lý các giao dịch khi có tranh chấp. Ngay cả khi một số ngân hàng và chính phủ đang khám phá việc sử dụng các công nghệ mới này, các ngân hàng/chính phủ chậm tiến khác chắc chắn sẽ tìm cách chống lại nó. Nhưng với sự suy giảm lòng tin vào các chính phủ và các ngân hàng trong những năm gần đây, một cách mới để tạo ra sự minh bạch không phải là điều xấu.

Tìm cách quản lý blockchain ở giai đoạn này sẽ là một sai lầm: Lịch sử công nghệ peer-to-peer cho thấy rằng chúng ta có thể sẽ phải mất vài năm trước khi tiềm năng của công nghệ trở nên rõ ràng. Trong khi chờ đợi, các nhà quản lý nên tránh nhúng bàn tay của họ vào, hoặc tìm các cách tiếp cận mới trong khuôn khổ hiện có, chứ không phải là bó chặt một công nghệ mới với một loạt các quy tắc gò bó kiềm chế sự phát triển.

Các khái niệm về sổ công chia sẻ lúc nghe qua thì có vẻ không mang tính cách mạng hay hấp dẫn, giống như nghe về kế toán đôi hoặc công ty cổ phần. Tuy nhiên, giống như chúng, các blockchain là một quá trình có vẻ nhàm chán nhưng lại có tiềm năng để biến đổi các thức hợp tác giữa người dân và doanh nghiệp. Những người cuồng tín Bitcoin đang bị mê hoặc bởi lý tưởng chủ nghĩa tự do của một đồng tiền hoàn toàn ngoài tầm với của bất kỳ ngân hàng trung ương nào. Việc đổi mới thực sự không chỉ nằm tại đồng tiền kỹ thuật số, mà còn là việc tạo ra cỗ máy tin tưởng đầy hứa hẹn.

Dịch: Phil Trịnh

Bài liên quan

Bài mới
« Bài cũ
Bài cũ
Bài tiếp »