Bitcoin được giới thiệu lần đầu vào năm 2009 với tư cách là một mạng lưới thay thế cho hệ thống tài chính toàn cầu độc quyền của các công ty tập trung và đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt cho những nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Bằng cách cung cấp giao thức ngang hàng (peer-to-peer) để người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần sự có mặt của bên trung gian. Về bản chất, Bitcoin đã trở thành nền tảng tài chính phân quyền đầu tiên.
Phỏng theo hoặc lấy ý tưởng từ cấu trúc của Bitcoin, các loại tiền tệ mã hóa thay thế, hay còn gọi là các altcoin, ra đời. Một trong những loại tiền điện tử thành công nhất và có thể duy trì được thị trường vốn hóa cũng như khách hàng của mình trong thời gian dài là Ripple. Loại tiền tệ này thường được xếp trong top 3 tiền tệ mã hóa, xếp dưới Bitcoin và Ethereum. Tầm nhìn của Ripple là mang lại hạ tầng hiệu quả hơn cho các viện nghiên cứu tập trung và ngành công nghiệp tài chính.
Ripple thật sự khác biệt so với Bitcoin về mặt bản chất triết lý và cấu trúc. Nếu Bitcoin được mô tả là mạng lười ngang hàng được phát triển để vận hành như một mạng lưới tài chính thay thế cho mạng lưới tài chính toàn cầu có sẵn, thì Ripple được mô tả là một giao thức phục vụ và nâng cao hệ thống tài chính toàn cầu có sẵn. Nó đang liên kết với các ngân hàng đứng đầu và các trung tâm tài chính lớn để hỗ trợ các giao dịch xuyên biên giới được rõ ràng minh bạch hơn, với các biện pháp an ninh mạnh mẽ trong thời gian thực.
Hệ thống tài chính toàn cầu hiện tại vận hành đã sắp lỗi thời, cơ sở hạ tầng IT và hệ thống cũng không hiệu quả. Để giao dịch được xác minh và giải quyết đầy đủ, có thể mất vài ngày đến hàng tuần với mức phí đáng kể, thông thường ở khoảng 30$ đến 50$ cho mỗi giao dịch. Các giao dịch bắt đầu ở ngân hàng thông qua mạng lưới tài chính quốc tế như SWIFT có khả năng bị thất lạc trong mạng lưới, bắt buộc phải xác nhận thủ công và trong thời gian vài tuần để giao dịch trở lại và được thực hiện.
Về bản chất, Ripple chạy trên công nghệ Blockchain và concept của token kỹ thuật số này là đơn giản hóa ngân hàng toàn cầu. Các ngân hàng lớn và trung tâm tài chính đang trong quá trình tiếp thu tầm nhìn và chiến lược của Ripple và chấp nhận hệ thống của Ripple. Gần đây nhất, có bài tường thuật về người khổng lồ trong ngành ngân hàng của Tây Ban Nha, BBVA, bắt đầu vận hành Blockchain Ripple cho giao dịch tiền tệ Tây Ban Nha – Mexico.
“Sáng kiến tiên phong này là sự giải thích rõ ràng nhất cho việc làm cách nào quá trình thanh toán có thể cải thiện nhiều đến như vậy thông qua việc hoàn thành các công nghệ mới. Khả năng cải thiện này sẽ mang lại lợi ích cho các khách hàng “xuyên quốc gia” của chúng ta,” người đúng đầu của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số trong các ngân hàng đầu tư của BBVA cho biết.
Tuy nhiên, có một vấn đề mơ hồ trong các dịch vụ của Ripple chính là sự cần thiết của bên trung gian. Trong email của mình, người đại diện của Ripple cho biết các nhân viên của Ripple tin rằng “ Ngân hàng sẽ không mất đi” và “Bitcoin đang mắc sai lầm”. Tuy nhiên, để tăng trưởng, Bitcoin hiển nhiên đã và đang yêu cầu mở rộng phạm vi người dùng, doanh nghiệp và các nhà đầu tư do giá trị của loại tiền này đã đạt đến 23.7 tỉ USD vào ngày 7.5. Vốn hóa thị trường của Ripple dưới 10% so với của Bitcoin.
Bên trung gian như BBVA đang vận hành mạng lưới Ripple cho khách hàng có thể được hiểu là bên thứ ba sử dụng một bên thứ ba khác để thực hiện giao dịch. Do đó, trong thời gian dài, một trong hai trung gian này sẽ bị mất đi hiệu quả. Hoặc là những người dùng sẽ chỉ dựa vào mạng lưới Ripple và dùng XRP để giao dịch với người khác hoặc với ngân hàng sẽ phát triển mạng lưới Blockchain của mình tương tự với SWIFT và đơn giản là loại bỏ hợp tác với Ripple.
Vấn đề phát triển mạng lưới Blockchain độc lập riêng của ngân hàng là sự cần thiết trong quá trình hợp tác và cộng tác. Vì thế, bằng cách dựa trên mạng lưới Blockchain sẵn có được thiết kế phục vụ cho các tổ chức tài chính, các ngân hàng có thể cắt giảm chi phí phát triển.
Ưu thế mà Ripple mang lại cho các ngân hàng chính là tốc độ, sự chắc chắn và chi phí. Bằng cách vận hành Blockchain phân quyền trong Ripple, các ngân hàng có khả năng giảm thiểu hàng tỉ USD chi phí vận hành. Việc ngân hàng duy trì Ripple và làm việc trên sự phát triển của mạng lưới xuyên ngân hàng hay định hình mạng lưới Blockchain của riêng mình như JP Morgan vẫn khó để suy đoán.
[Nguồn: Cryptocoinnews- 9.5.2017]
Tia - tiendientu.org