Những đối thủ lớn trong thị trường fintech Việt Nam


Vào năm 2007, ngân hàng nhà nước đã bắt đầu kiểm tra các dịch vụ thanh toán trung gian. Chín nhà cung cấp tiên phong đã nhận được giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này. Đến tháng 2.2017, số lượng nhà cung cấp đã lên đến con số 20, mỗi đơn vị đều nhắm đến một nhóm khách hàng riêng biệt. 

Thị trường Fintech của Việt nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế. Chinese Gobi Partners đã đầu tư vào OnOnPay, VNPTPay nhận được gói đầu tư của South Korean UTC, trong khi các quỹ của Exprerian, Kusto Tiger and Unitus Impact và ngân hàng của Sumimoto đầu tư vào Mobivi. Trong khi đó, Viettel rót thêm nguồn tài chính vào BankPlus và Mobiphone cũng đầu tư cho Vimo.

Pham Thanh Duc, CEO của MoMo, cho biết với sự phát triển công nghệ hiện nay, Việt Nam đã nên có khoảng 20 triệu tài khoản thanh toán di dộng và giao dịch giá trị 25 triệu USD, nếu so sánh với thị trường Trung Quốc.

Trong khi các ngân hàng có ứng dụng mobile banking có thể kết nối khách hàng (với tài khoản ngân hàng) và các dịch vụ ngân hàng, MoMo cho phép khách hàng thực hiện các hoạt động tương tự mà không cần tài khoản ngân hàng.

MoMo xác nhận tài khoản thông qua số điện thoại của khách hàng. Người dùng có thể nạp tiền từ các cửa hàng của MoMo hoặc thông qua ngân hàng. Tiền này được sử dụng để chuyển tiền hoặc thanh toán các dịch vụ và hàng hóa.

Tại Việt Nam, thị trường trị giá 35 triệu USD với mỗi hoạt động chuyển tiền đều dưới 5 triệu đồng, theo khảo sát MoMo của các bưu điện, báo cáo UN và Smartlink.

Ngoài ra, MoMo, hệ thống giao dịch trực tuyến, cũng đang chạy hệ thống giao dịch vật lý với 4000 điểm giao dịch tại 45 tỉnh và thành phố.

Giống như MoMo, Payoo tham gia vào thị trường từ rất sớm và đã tạo ra nguồn đầu tư lớn trong mạng lưới giao dịch, nhưng không như MoMo, hệ thống này tập trung vào việc cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước và TV.

Theo ông Ngo Trung Linh, CEO của VietUnion, công ty hiện tại có 5000 điểm giao dịch khắp đất nước. Trong năm 2016, tổng lợi tức từ hóa đơn điện, nước và cáp TV tại các thành phố lớn đã là 1 tỉ USD, chiếm 10% thị phần.

Một sự khác biệt nữa của Payoo là nó không tập trung vào các ứng dụng trên điện thoại, vì dịch vụ trực tuyến không đủ để thu hút phần lớn người dùng internet, và nó cũng cũng cấp các dịch vụ internet banking và mobile banking cho các đối tác.

Các nhóm dịch vụ internet cũng đã cùng hoạt động để hưởng lợi chung


Vào cuối 2016, ví ZaloPay của Zion, một công ty con của VNG đã được ra mặt, mặc dù nó đã có cổng thanh toán 123pay. Việc kết hợp với công đồng 70 triệu người dùng Zalo chat, ZaloPay xuất hiện giống với Tencent với WechatPay ở Trung Quốc.

Hai chú “kỳ lân”  trong SE – Garena (dịch vụ game) và Grab – đều tham gia vào thị trường dịch vụ thanh toán. Chí nhánh tại Việt Nam của Garena – Vietnam eSports vào tháng 3.2016 đã vận hành ví điện tử TopPay. Trong khi đó, Grab đã và đang cố gắng thu hút nhiều người dùng hơn với GrabPay.

[Nguồn: english.vietnamnet- 3.5.2017]
Tia - tiendientu.org

Bài liên quan

Bài mới
« Bài cũ
Bài cũ
Bài tiếp »