Nhiều sàn giao dịch trở thành nạn nhân của các vấn đề từ ngân hàng


Sau khi Bitfinex thông báo dừng chức năng gởi tiền bằng tiền chính thống, nhiều sàn giao dịch khác cũng gặp vấn đề tương tự. Các nền tảng giao dịch cũng tắt chức năng giao dịch từ Usd, trích dẫn các tài khoản ngân hàng và các vấn đề từ “ngân hàng trung gian”.

Nhiều sàn giao dịch khác gặp vấn đề về tiền gởi


Bitfinex không phải là sàn giao dịch duy nhất tắt chức năng deposit với tiền chính thống. Sàn giao dịch btc-e cũng đưa ra thông báo trên Twitter về việc không chấp nhận chuyển khoản USD Mỹ cho đến cuối tháng, và trích dẫn vấn đề từ một tài khoản ngân hàng.

Sàn giao dịch Trung Quốc, OKcoin, cũng gặp phải vấn đề tương tự. Một người dùng Reddit đã đăng tải một tin nhắn được cho là từ một tài khoản trên sàn giao dịch này về việc tạm ngừng các deposit bằng đô la Mỹ kể từ thứ Tư “vì các vấn đề với ngân hàng trung gian”. Thông báo này còn cho biết thêm “Vui lòng không deposit thêm vì các chuyển khoản của bạn có thể bị từ chối từ ngân hàng trung gian. Hiện tại chúng tôi đang chủ đồng tìm các biện pháp thay thế để tiếp tục việc deposit càng sớm càng tốt”.

Một vài giao dịch tiền điện từ và kinh doanh tiền tệ khác cho biết cũng gặp những vấn đề tương tự.

Những ngân hàng thứ ba “Không có rủi ro”


Các ngân hàng trung gian hay những ngân hàng đại lý là những thành phần thứ ba trong giao dịch. Các thuật ngữ này đôi khi được dùng để thay thế cho nhau. Mặc dù có một chút khác biệt, nhưng họ đều cung cấp các giao dịch quỹ quốc tế cũng như thiết lập các giao dịch.

Trong khi Bitfinex kiện Wells Fargo, thì một sự thật được tiết lộ là Fargo chỉ đóng vai trò như một ngân hàng đại lý cho các ngân hàng tại Đài Loan mà Bitfinex đang sử dụng.

Các ngân hàng lớn thường được biết đến như những thành phần “không có rủi ro” nhằm cũng cố cho mối quan hệ của ngân hàng đại lí, những ngân hàng thường bị xem là có rủi ro cao trên thị trường. Đó là vấn đề chung. Theo ngân hàng thế giới “việc giảm rủi ro thường xảy ra trong các giao dịch bán sỉ, và không được đánh giá riêng cho từng trường hợp về các nguy cơ cho khách hàng cá nhân, một đất nước hoặc môt khu vực có liên quan, hoặc là kết quả của một phân tích chỉ ra rằng mối quan hệ làm ăn không còn đem đến lợi ích nữa”. Vì vậy, không có gì là bất thường khi một ngân hàng như Wells Fargo chấm dứt với các mối làm ăn có quan hệ với các ngân hàng đại lý của họ như cách họ đã làm với Bitfinex.

Các ngân hàng Đài Loan thắt chặt các yêu cầu về AML


Sau quyết định với Wells Fargo, Bitfinex đã đưa ra thông báo về các giao dịch chuyển tiền đến sẽ bị “chặn và từ chối” từ các ngân hàng Đài Loan.

 Theo một bài báo của Whalecalls, các ngân hàng ở Đài Loan trước đây không yêu cầu AML / KYC nghiêm ngặt, nhưng họ đủ các điều khoản để tuân thủ các quy định của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, gần đây Hoa Kỳ đã sửa đổi các yêu cầu này. Bộ phận Mạng lưới Thi hành Luật pháp về Tội phạm Tài chính (Fincen) của Hoa Kỳ hiện yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động như một người gửi tiền phải báo cáo bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào. "Một báo cáo phải được nộp khi một giao dịch được thực hiện bởi, tại hoặc thông qua MSB [ dịch vụ chuyển tiền] khi nó: đáng ngờ hoặc giao dịch quá $2000” Fincen cho biết trên trang web của họ. Các sàn giao dịch bitcoin được định nghĩa như các nhà chuyển tiền, theo cơ quan này.

Lin Chuan
Trong khi Hoa Kỳ thắt chặt các hoạt động liên quan đến việc chuyển tiền, Đài Loan cũng có những quy định riêng khi họ đang cố gắng đẩy mạnh các yêu cầu về AML/KYC. Vào ngày 16/3, chính phủ Đài Loan đã thành lập một văn phòng về việc chống rửa tiền và thiết lập trật tự cho môi trường tài chính, theo thông báo trên “Focus Taiwan”.

Nó cũng nhằm mục đích tăng cường "công tác phòng chống rửa tiền trước đợt đánh giá thứ ba của Nhóm Châu Á / Thái Bình Dương về rửa tiền (APG) vào năm tới", Lin Chuan cho biết, Đài Loan hiện đang nằm trong danh sách theo dõi của APG.

Vào tháng 8 năm ngoái, Bộ Dịch Vụ Tài Chính (DFS) của Bang New York đã xử phạt Mega Bank của Đài Loan 180 triệu USD về việc tuân thủ kém các luật định, sau khi xác định "một số giao dịch đáng ngờ" giữa ngân hàng New York và các chi nhánh Panama. Bộ trưởng Tư pháp Đài Loan Tsai Pi-Chung sau đó cho biết vụ việc này đã làm giảm uy tín của các hoạt động tài chính của Đài Loan trên toàn thế giới, và nó cần phải  được sửa chữa.

Các vấn đề về tiền gởi của các sàn giao dịch Bitcoin bắt đầu ngay sau khi các cơ quan quản lý Đài Loan thành lập văn phòng AML. Trong khi các ngân hàng Mỹ đang có ít rủi ro hơn và ngân hàng Đài Loan đang cố giành lại uy tín của mình để có thể thoát ra khỏi danh sách theo dõi từ APG, tình hình có vẻ tồi tệ cho bất kì sàn giao dịch Bitcoin nào đang sử dụng các ngân hàng Đài Loan.


Alice - tiendientu.org
news.bitcoin - 22.4.2017

Bài liên quan

Bài mới
« Bài cũ
Bài cũ
Bài tiếp »